Giám Đốc
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ
Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ
Bộ Tư pháp cho biết, Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý để cụ thể hóa và tăng cường quản lý nhà nước, thống nhất quy trình giải quyết các hồ sơ quốc tịch. Nghị định số 78/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ. Sau gần 9 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 78/2009/NĐ-CP đã phát huy tốt vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quốc tịch; tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định quốc tịch Việt Nam; giải quyết kịp thời các yêu cầu xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị định số 78/2009/NĐ-CP đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế cơ bản như sau: Thứ nhất, một số quy định mang tính nguyên tắc của Luật Quốc tịch Việt Nam chưa được hướng dẫn, cụ thể hóa trong Nghị định số 78/2009/NĐ-CP, nên dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau, nhất là quy định về “trường hợp đặc biệt” theo khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thứ hai, chưa có biện pháp cần thiết để thu hồi, hủy bỏ hoặc chấm dứt giá trị đối với giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của người đã được thôi, bị tước quốc tịch Việt Nam. Do đó, nhiều trường hợp vẫn sử dụng quốc tịch Việt Nam, quy chế công dân Việt Nam sau khi đã được thôi quốc tịch Việt Nam trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Thứ ba, sự phát triển của hệ thống pháp luật gần đây dẫn tới một số quy định của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP không còn phù hợp, thiếu đồng bộ; cùng với việc có nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, thực hiện.
Thứ tư, thực tiễn phát triển của đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng đặt ra những vấn đề mới cho công tác quốc tịch.
Vì vậy, Bộ Tư pháp đã dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quốc tịch Việt Nam. Dự thảo gồm 5 chương, 36 điều. Trong đó, ngoài những quy định chung, dự thảo cũng đề xuất những quy định cụ thể về thủ tục nhập, trở lại, thôi, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch…
Các hành vi bị cấm
Dự thảo nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1- Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung, giấy tờ không có giá trị pháp lý để làm thủ tục về quốc tịch;
2- Cung cấp thông tin không trung thực về quốc tịch;
3- Dùng giấy tờ đã hết giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này trong quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam sau khi được thôi, bị tước, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
4- Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; giấy tờ được dùng để làm các thủ tục về quốc tịch và giấy tờ được cấp trong các trường hợp quy định trên không có giá trị pháp lý và phải thu hồi, hủy bỏ.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.