Đánh giá

Trần Mạnh Xuyền

Giám Đốc
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Đánh giá

Phùng Thị Lan Phương

Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Video clips
Liên kết website
Dự báo thời tiết
Thống kê
 
Liên đoàn Luật sư

Những ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần nghiên cứu bổ sung hạn chế đối với từng quyền để việc thực hiện vừa hạn chế được sự tùy tiện, lại vừa thuận tiện cho con người và công dân trong việc thực hiện các quyền của mình. Cần quy định cụ thể các trường hợp hạn chế quyền công dân
Những ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Tại Hội thảo khoa học "Góp ý các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” được Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức, nhiều ý kiến chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, quy định tại Điều 15 của Dự thảo: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức, sức khỏe cộng đồng" mới chỉ dừng lại ở tính nguyên tắc mà chưa được quy định cụ thể việc hạn chế quyền như thế nào? Quyền nào thì bị hạn chế, quyền nào không bị hạn chế?

Do đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần nghiên cứu bổ sung hạn chế đối với từng quyền để việc thực hiện vừa hạn chế được sự tùy tiện, lại vừa thuận tiện cho con người và công dân trong việc thực hiện các quyền của mình.

Nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong tiếp thu ý dân
 

Góp ý cho khoản 2, Điều 29 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều ý kiến đại diện cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn cho rằng cần thay quy định “công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” bằng quy định “cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của công dân và phải phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.


Điều này nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc tiếp nhận, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân; đồng thời nâng cao vị thế của người dân trong việc tham gia vào các hoạt động quản lý xã hội và kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Tăng lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách

Hiện nay, các đại biểu Quốc hội chủ yếu là cán bộ lãnh đạo các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước kiêm nhiệm. 

Để chuyên tâm vào hoạt động của Quốc hội sẽ bị phân tán, thiếu tập trung so với công việc của cơ quan, đơn vị, địa phương. Do đó, để toàn tâm, toàn ý đến nhiệm vụ của Quốc hội, nhiều ý kiến của huyện Thanh Trì cho rằng cần tăng mạnh lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách để chuyên tâm cho hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan tư pháp, cơ quan hành pháp, thực hiện nhiệm vụ mà cử tri giao phó.

nothing