Đánh giá

Trần Mạnh Xuyền

Giám Đốc
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Đánh giá

Phùng Thị Lan Phương

Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Video clips
Liên kết website
Dự báo thời tiết
Thống kê
 
Tin tức - Sự kiện

Sự khác biệt trong xử án của thẩm phán thuộc hai hệ thống luật

Trong hệ thống Thông luật, thẩm phán của Anh, Mỹ giữ vai trò trung lập, không đưa ra bình luận cho tới khi nghe hết bằng chứng hai bên đưa ra.
     Sự khác biệt trong xử án của thẩm phán thuộc hai hệ thống luật

Thông luật, Dân luật là hai hệ thống luật phổ biến trong 4 hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, bên cạnh hệ thống luật Xã hội Chủ nghĩa và Tôn giáo.

 

Hệ thống Thông luật có nguồn gốc từ Anh và lan rộng sang Australia, Canada, Mỹ và những nước cựu thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Hệ thống pháp luật này nhấn mạnh tầm quan trọng của án lệ.

Hệ thống Dân luật có đặc trưng bởi tính pháp điển hóa mạnh mẽ, tức là luật thành văn rất được chú trọng. Hầu hết các nước thuộc châu Âu theo hệ thống này.

Vai trò của thẩm phán trong lập quy

Theo Economist, trong hệ thống Thông luật, nguồn luật quan trọng nhất là án lệ được hình thành do phán quyết của thẩm phán. Chính vì thế, thẩm phán trong hệ thống Thông luật có thể "chủ động tạo ra luật lệ". Để đảm bảo tính thống nhất trong xét xử, thẩm phán tòa án cấp dưới phải tuân theo nguyên tắc stare decisis, tức là phải nghe theo phán quyết của tòa án cấp cao về vấn đề tương tự.

Trong khi đó với hệ thống Dân luật, luật thành văn mới là nguồn luật chính, bao trùm mọi tình huống có thể xảy ra. Thẩm phán trong hệ thống Dân luật có vai trò khá hạn chế: Họ chỉ được áp dụng quy định của luật để giải quyết vụ việc. Do vậy, phán quyết của tòa cấp cao trong một vụ việc tương tự chỉ có tính chất tham khảo mà không ràng buộc với tòa cấp dưới.

Vai trò của thẩm phán trong xét xử

Thẩm phán trong hệ thống Thông luật khi tham gia xét xử chỉ có trách nhiệm ngồi, nghe và xác định những vấn đề mà hai bên đưa ra. Nói cách khác, thẩm phán giữ vị trí trung lập, không tham gia vào việc tranh tụng, chỉ hỏi nhân chứng khi có tình tiết bị bỏ qua hoặc chưa được làm rõ.

Trách nhiệm của thẩm phán là đảm bảo hai bên cư xử đúng mực theo quy định pháp luật, loại bỏ tình tiết không liên quan, và ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết.

Do đó, trong mô hình tố tụng tranh tụng, việc trình bày chứng cứ và gọi nhân chứng sẽ do hai bên hoàn toàn quyết định. Thẩm phán không có quyền yêu cầu hoặc đề xuất bằng chứng nào được đưa ra trước tòa.

Ưu điểm: Thẩm phán không đưa ra bình luận cho tới khi đã nghe hết bằng chứng hai bên đưa ra. Điều này sẽ khiến thẩm phán trung lập hơn, vì họ chỉ đưa ra phán quyết khi chứng cứ được trình bày đầy đủ.

Nhược điểm: Khâu tìm tòi bằng chứng sẽ hoàn toàn dựa vào nguồn lực của hai bên tranh tụng, và điều này dễ dẫn tới sự bất công. Ngoài ra, các bên sẽ chỉ đưa ra bằng chứng có lợi cho mình và bỏ đi bằng chứng khách quan khác.

Thẩm phán hệ thống thông luật.

Thẩm phán hệ thống Thông luật.

Thẩm phán trong mô hình tố tụng Dân luật đóng vai trò là người xác định sự thật khách quan của vụ việc và áp dụng quy định pháp luật tương ứng. Đây là người đưa ra quyết định điều tra khi xảy ra một vụ án nào đó, là người có trách nhiệm tìm ra sự thật trên cơ sở các sự việc, chứng cứ. Cũng chính thẩm phán là người chỉ đạo toàn bộ quá trình tố tụng.

Trong phiên xét xử, thẩm phán sẽ là người trực tiếp tham gia vào việc xét hỏi nhân chứng, đánh giá chứng cứ và điều khiển phiên tòa. Nếu chứng cứ không đầy đủ, thẩm phán có quyền yêu cầu hai bên giao thêm (trong vụ việc dân sự) hoặc trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung (trong vụ việc hình sự). Điều này kéo theo vai trò của công tố viên buộc tội và luật sư bào chữa tương đối thụ động.

Ưu điểm: Thẩm phán được chủ động tham gia vào quá trình điều tra làm sáng tỏ vụ việc, giúp tìm ra được sự thật khách quan, toàn diện, từ đó giúp thẩm phán đưa ra phán quyết hợp lý, đúng đắn. Mọi toan tính nhằm bóp méo sự thật của hai bên đều có thể bị thẩm phán phát hiện.

Nhược điểm: Vì chứng cứ do thẩm phán điều tra tập hợp nên người ta cho rằng việc tố tụng thẩm vấn đi ngược lại nguyên tắc vô tư, khách quan. Có khả năng xảy ra tình trạng án bỏ túi vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự quá tải của tòa án.

Thẩm phán nước Đức - quốc gia theo hệ thống Dân luật.

Thẩm phán của nước Đức - quốc gia theo hệ thống Dân luật.

Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật nào?

Việt Nam là một trong các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa - bắt nguồn từ Dân luật và sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với tư tưởng của học thuyết Mác – Lê-nin. 

Vai trò của thẩm phán Việt Nam tương đối giống với người đồng cấp ở hệ thống Dân luật, tức là họ cũng phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật thành văn khi giải quyết vụ án. Nhưng một đặc điểm khác của thẩm phán Việt Nam là dù quyết định của tòa cấp dưới là độc lập với các phán quyết của tòa cấp cao, nhưng khi gặp vấn đề pháp lý khó giải quyết, tòa án cấp dưới thường gửi đơn xin ý kiến của tòa cấp cao hơn. Đây chỉ là sự khác biệt về văn hóa pháp lý của các nước, không làm ảnh hưởng tới sự khách quan của tòa án.

Quốc Đạt

Các tin khác

Xem tiếp
nothing