Giám Đốc
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ
Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ
Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 với quy định, trong quá trình bảo vệ, bào chữa cho thân chủ, luật sư phải có trách nhiệm tố giác tội phạm nếu phát hiện thân chủ có hành vi phạm vào danh sách khoảng hơn 80 tội danh.
Quy định trên làm "nóng" phiên thảo luận của các đại biểu Quốc hội...
Lo sợ thành kẻ hai mang
Luật sư Vũ Ngọc Chi bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc luật sư bị buộc phải tố giác hành vi phạm tội của thân chủ.
"Xét trên phương diện tiếp cận thông tin, khi thân chủ nói họ phạm tội thì cũng chưa chứng minh được gì. Bởi vì cơ quan điều tra, tòa án phải xét xử hai cấp thì mới kết luận được người ta có tội hay không. Khi tiếp nhận thông tin từ thân chủ thì cũng chưa có gì để khẳng định" - ông Chi nói.
LS Vũ Ngọc Chi (ảnh phải) và LS Trần Việt Hùng |
Ông Chi cho rằng, luật sư hay tâm lý chung của khách hàng đều muốn luật sư giữ bí mật của thân chủ.
"Khi thân chủ họ đang nhờ mình giải quyết việc của họ, mình đã không giữ bí mật, lại mang ra tố giác với cơ quan thẩm quyền thì đây cũng là sự vi phạm về đạo đức nghề nghiệp, cũng như vi phạm yêu cầu của khách hàng" - lập luận của luật sư Chi.
Quan điểm của luật sư Chi là, đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có thể xem xét, còn đối với những loại tội phạm khác, rõ ràng công việc của luật sư là bào chữa chứ không phải buộc tội hay đi tố giác.
Vậy nên việc buộc luật sư phải đi tố giác thân chủ là trái với nguyên tắc nghề nghiệp.
Sẵn sàng đối thoại
Luật sư Trần Việt Hùng cho rằng, nếu buộc phải tố giác thân chủ thì sẽ không yên tâm khi hành nghề, bởi họ sẽ phải chịu những rủi ro treo lơ lửng trên đầu khi tiếp xúc với khách hàng mà không thể lường hết được.
34 luật sư tham gia bào chữa trong phiên tòa xét xử vụ Huỳnh Thị Huyền Như. (Ảnh: Tiền phong) |
Luật sư đưa ra ví dụ, ở vụ án trùm má túy Xiêng Phiêng, chỉ đến khi bị án bị đưa ra pháp trường, anh ta mới khai ra sự thật rằng - trước đây có đường dây mua bán ma túy có liên quan đến một số cán bộ công an.
Trong tình huống như thế, luật sư rất dễ bị quy chụp, suy diễn là đã biết việc đó từ lâu rồi nhưng không tố giác.
Hoặc vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nếu sau này không có việc tố giác, nhận tội của gia đình hung thủ thì đâu là đầu mối để cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng xác minh lại vụ án để minh oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Vẫn theo luật sư Hùng, Quốc hội đang bàn đến việc ban hành luật hình sự mới, giới luật sư sẵn sàng đáp ứng ngay một cuộc hội thảo để có thể tranh luận rõ ràng với những người làm luật. Sẵn sàng đối thoại với những đại biểu Quốc hội có quan điểm luật sư phải tố giác thân chủ.