Đánh giá

Trần Mạnh Xuyền

Giám Đốc
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Đánh giá

Phùng Thị Lan Phương

Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Video clips
Liên kết website
Dự báo thời tiết
Thống kê
 
Tin tức

THÀNH TỶ PHÚ NHỜ CÁC CÔNG TY PHÁ SẢN

Càng nhiều công ty phá sản, ông lại càng giàu có, bất kể đó là một công ty sản xuất thép, một ngân hàng hay một xưởng dệt may... Ông chủ quyền uy ấy không ai khác chính là Wilbur Ross, người được mệnh danh “ông vua của các phi vụ phá sản”.
THÀNH TỶ PHÚ NHỜ CÁC CÔNG TY PHÁ SẢN

Giới ngân hàng, đầu tư và doanh trên thế giới, từ New York, Milano đến Tokyo... không ai không biết đến Công ty Private Equity Company của Wilbur Ross, người đã và vẫn đang kiếm lời hàng tỷ USD lợi nhuận từ các công ty yếu kém và có nguy cơ phá sản.

Trong ngành sản xuất thép, Wilbur Ross đạt được một tiếng tăm khá lừng lẫy khi “phù phép” biến 3 công tư nhân bị phá sản thành một tập đoàn thép hàng đầu của Mỹ. Không ít người đã so sánh Wibur Ross với tỷ phú Andrew Carnegie, ông "vua sắt thép”, huyền thoại trong lịch sử nước Mỹ.

Công ty Private Equity Company được thành lập cách đây 5 năm, nhưng Wilbur Ross đã được công chúng biết nhiều đến từ nhiều năm trước đó. Người đàn ông 65 tuổi này đã gắn bó cả cuộc đời mình với nghiệp ngân hàng và đầu tư.

Trước khi mở công ty riêng, Wilbur Ross đã hơn một phần tư thế kỷ làm việc tại ngân hàng tư nhân rất nổi tiếng Investment Bank Rotschild. Tại đây, ông đã sớm bộc lộ khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp một cách sâu sắc và nhạy bén. Wilbur Ross được tin tưởng giao thành lập và xây dựng phòng chuyên theo dõi các doanh nghiệp phá sản và ông đã làm việc liên tục tại đây 24 năm liền.

Không phải đợi đến khi trở thành tỷ phú, Wilbur Ross mới có biệt danh “ông vua của các phi vụ phá sản”, mà ngay từ thời còn làm cho Investment Bank Rotschild, ông đã được tặng danh hiệu không chính thức này với hàng loạt những phi vụ phá sản khổng lồ làm chấn động cả nền kinh tế nước Mỹ.

Wilbur đã mua được ba tập đoàn sản xuất thép đang đứng trước nguy cơ đóng cửa là: Bethlehem Steel, von LTV và Acme Steel với giá rẻ rồi dựng thành International Steel Group Inc (ISG) với sản lượng 18 triệu tấn/năm, đứng thứ 2 tại Mỹ.

Năm 2003, doanh số ISG là 3,9 tỷ USD, đạt lợi nhuận gần 100 triệu USD

Đáng kể nhất là trường hợp của Tập đoàn dầu mỡ Texaco cũng như việc nhanh chóng bị nguy cơ phá sản của hai công ty hàng không là Transworld và Pan Am.

Wilbur Ross cho rằng, đây không chỉ là những phi vụ phá sản lớn nhất, mà còn là khó khăn nhất đối với ông. Khó khăn không chỉ ở những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ như phân tích tài chính doanh nghiệp, xác định thị phần, tìm hiểu nguyên nhân phá sản... mà còn là vấn đề đàm phán.

Wilbur Ross đã kỳ công xây dựng cả một chiến lược đàm phán với nhiều đối tác một cách khôn khéo và đáng khâm phục. Không chỉ với chủ tập đoàn, với đội ngũ quản lý mà còn cả việc thoả thuận và thương lượng với chính quyền, với người lao động...

Nhưng thực ra, hóc búa nhất là Wilbur Ross phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh khác như Carl Icahn hay Boone Pickens. Họ đều là các nhà đầu tư từng trải trong giới đầu tư và thị trường chứng khoán. Nhưng cuối cùng thì Wilbur Ross cũng đã vượt qua được nhờ những phân tích sắc sảo và kinh nghiệm dàn xếp, thuyết phục khéo léo của mình.

Công thức kinh doanh của Wilbur Ross thực ra rất dễ nhưng lại khó bắt chước. Ông mua lại toàn bộ hoặc đa số cổ phần của một công ty đổ bể, thua lỗ, đang ở trong quá trình phá sản. Dĩ nhiên cái giá mà ông bỏ phải rẻ nhất và ít đổ mồ hôi nhất. Điều này không phải ai cũng làm được vì rất ít người dám bỏ tiền ra mua một công ty phá sản với cả một núi nợ nần chồng chất, cho dù nó rất rẻ đi nữa.

Chưa hết, Wilbur Ross còn tìm cách sáp nhập công ty này với một công ty bé hơn nhiều nhưng lành mạnh để thành lập một doanh nghiệp mới có thêm thị phần của công ty phá sản. Để làm việc này, Wilbur Ross có cả một đội quân lành nghề chuyên đi thám thính, tìm hiểu các công ty đang gặp khó khăn, có nguy cơ phá sản.

Sự thành công mà ông dễ dàng đạt được nhờ khả năng sớm “đánh hơi" và phát hiện nhanh được các công ty sắp phá sản. Nhờ vậy mà Wilbur Ross có rất nhiều cơ hội tiếp cận và đàm phán mua lại thành công các công ty loại này. Wilbur Ross thừa nhận, càng nhiều công ty gặp khó khăn thì ông lại càng có nhiều cơ hội để làm ăn hơn. Và phi vụ lớn nhất và cũng thành công nhất của nhà đầu tư lão luyện 65 tuổi này là việc ông đã dám và cứu được ngành sản xuất thép của nước Mỹ.

Giữa lúc nhiều ngành công nghiệp Mỹ tại Rust Belt đang trong vòng xoáy phá sản và mất thanh toán liên tục thì Wilbur Ross đưa ra quyết định mua cùng một lúc ba tập đoàn sản xuất thép đang lụn bại và phải đóng cửa là Bethlehem Steel, von LTV và Acme Steel. Có thể nói đây là một quyết định khá mạo hiểm của Wilbur Ross. Trên cơ sở cấu trúc sẵn có của 3 tập đoàn này, Wilbur Ross dựng lại thành tập đoàn thép mới với tên gọi International Steel Group Inc (ISG).

ISG đã nhanh chóng phát triển và trở thành tập đoàn sản xuất thép thứ hai của Mỹ với sản lượng 18 triệu tấn mỗi năm, chỉ sau Tập đoàn US Steel. Doanh số của ISG năm 2003 là 3,9 tỷ USD và lợi nhuận đạt gần 100 triệu USD. Cuối năm ngoái, ISG đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán mà theo giới chuyên gia, đây là lần đầu tiên lại có một công ty thép niêm yết kể từ năm 1997. Do vậy, giá cổ phiếu ISG của Wilbur Ross đã lập tức tăng 26% so với mệnh giá và lên tới 35,2 USD.

Yếu tố đầu tiên tạo nên kỳ tích tuyệt vời này là do Wilbur Ross đã sớm tiên đoán được sự phát triển trở lại của ngành thép. Ông đã đặc biệt nhạy bén khi sớm phát hiện ra một thị trường tiêu thụ thép khổng lồ tại châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc. Hai năm qua, bao nhiêu thép sản xuất ra cũng được tiêu thụ, bao nhiêu cũng hết và giá thép tăng lên vùn vụt.

Với những thành công trong nhiều năm kinh doanh, Wilbur Ross trở nên rất giàu có. Để thực hiện các phi vụ mua bán và đầu tư của mình, Wilbur Ross có trong tay một quĩ đầu tư riêng trị giá 450 triệu USD mà ông mua lại từ Ngân hàng Rotschild.

Nhưng Wilbur Ross đâu chỉ có làm từng dự án một, xong cái này mới làm cái kia. Wilbur Ross thường xuyên thám thính, tìm hiểu và chớp ngay mọi thời cơ khi có thể. Vì vậy, ông vẫn cần rất nhiều các đối tác đầu tư khác cùng tham gia. Chẳng hạn như Tập đoàn bảo hiểm quốc tế American và Ngân hàng Credit Suisse đã tham gia khoảng 1,2 tỷ USD vào các dự án đầu tư với Công ty Private Equity của Wilbur Ross.

Các quĩ đầu tư mạo hiểm tham gia cùng với Wilbur đã rất hài lòng trước diễn biến tốt đẹp của phần lớn các phi vụ mà Wilbur Ross thực hiện. Không chỉ trong ngành sản xuất thép mà trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế khác, Wilbur Ross đều được thừa nhận là một chuyên gia bậc nhất trong việc đầu tư từ các công ty phá sản, như Dwight Keating, Giám đốc đầu tư của Quỹ Benedum Foundation đánh giá.

Tuy vậy, Wilbur Ross cũng không phải không có những thất bại. Đã có lần ông đã mất hàng triệu USD khi mua lại và đầu tư vào một tập đoàn sản xuất đường tại Mexico. Có khi được và cũng có khi mất, nhưng nhìn chung sự tin tưởng của các quĩ đầu tư mạo hiểm vào khả năng sinh lợi của Private Equity là rất lớn. Năm ngoái, Wilbur Ross đã đem lại lợi tức cho các nhà đầu tư mạo hiểm là 35%. Năm 2002, con số này thậm chí còn là 79%.

Khi công ty đã được “sạch sẽ” và có định hướng rõ ràng Wilbur Ross mới chào mời các nhà đầu tư mua lại hoặc góp vốn.

Nhưng không phải mọi công ty Wilbur Ross cũng bán lại cả, ông hiện vẫn đang duy trì khá nhiều công ty hoặc giữ phần góp vốn đáng kể.

Trước đây, không ít người coi Wilbur Ross và công ty Private Equity của ông chỉ là doanh nghiệp nhỏ chuyên buôn bán các công ty đã sập tiệm nhờ những lợi thế thông tin. Thế nhưng Wilbur Ross đã kiên quyết phản đối, ông khẳng định rằng, Private Equity không hề định hướng theo lợi nhuận ngắn hạn. Không phải hôm nay mua được một công ty giá rẻ, ngày mai giá hợp lý là bán.

Wilbur Ross quyết tâm thể hiện mình trước hết là một nhà cải tổ doanh nghiệp, có khả năng cứu vớt và vực dậy được các công ty phá sản bằng một chiến lược tài chính và phát triển đúng đắn. Khi đã mua được hay nắm được toàn quyền kiểm soát một công ty, Wilbur Ross cơ cấu lại hoàn toàn. Ông quyết định việc tài trợ và hướng phát triển trong tương lai công ty nhằm có được thị phần cao. Khi công ty đã được “sạch sẽ” và có định hướng rõ ràng ông mới chào mời các nhà đầu tư mua lại hoặc góp vốn.

Không phải mọi công ty Wilbur Ross cũng bán lại cả, mà ông hiện vẫn đang duy trì khá nhiều công ty hoặc giữ phần góp vốn đáng kể. Hiện Wilbur Ross vẫn đang nắm giữ cổ phần tại nhiều công ty như Anker Coal Co, Clarent Hospital, Burlington Industries, hay Fruit of the Loom...

Là một nhà quản lý ngân hàng đầy kinh nghiệm, Wilbur Ross đặc biệt chú ý trong việc tham gia mua bán, sáp nhập, các tổ chức tài chính, các ngân hàng. Không chỉ trên thị trường Mỹ, Wilbur Ross luôn quan tâm và chú ý đến các thị trường quốc tế khác trên toàn cầu. Những trường hợp tái cơ cấu lại các ngân hàng Mexican Bank ở Mexico, Banca di Napoli ở Italia, WLBank ở Đức đều có sự tham gia của Wilbur Ross. Gần đây nhất Wilbur Ross đặc biệt chú trọng tới thị trường châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Wilbur Ross đang cùng với đối tác Maurice Greenberg đầu tư và cải tổ cho Tập đoàn Hyundai đang rất khó khăn. Gần một phần ba tổng số các dự án mà Wilbur Ross đang triển khai là công ty đang yếu kém của Nhật Bản. Trường hợp ngân hàng Kofuku Bank là một ví dụ. Hiện Wilbur Ross đã đầu tư và đang thực hiện cải tổ cho 81 trong tổng số 123 chi nhánh của ngân hàng này. Hơn 1000 nhân viên của ngân hàng vẫn còn được làm việc chính là nhờ sự trợ giúp, đầu tư của nhà cải tổ doanh nghiệp nổi tiếng Wilbur Ross.

(Theo Slate, Thời Báo Kinh Tế VN)

Các tin khác

Xem tiếp
nothing