Đánh giá

Trần Mạnh Xuyền

Giám Đốc
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Đánh giá

Phùng Thị Lan Phương

Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Video clips
Liên kết website
Dự báo thời tiết
Thống kê
 
Tin tức

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI PHÁ SẢN

Vẫn có thể thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tài chính hay phá sản nếu biết xoay xở theo những hướng đi đề nghị sau đây.
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI PHÁ SẢN

Trong thời kinh tế cạnh tranh, nguy cơ phá sản vẫn có thể treo lơ lửng trên đầu bất kỳ doanh nhân nào và diễn ra vào bất cứ thời điểm nào.

Loại trừ nguyên do yếu kém năng lực hay bị chèn ép, doanh nhân ngày nay còn có thể phá sản bởi nội bộ bất ổn, nội gián, dư thừa nhân công, hoặc không kịp tổ chức lại chiến lược kinh doanh mới thích hợp với hoàn cảnh mới.

Như vậy, doanh nhân nào cũng có lúc đối mặt với tình trạng khủng hoảng tài chính dù lớn hay nhỏ. Có người phải đối mặt với tình trạng phá sản. Vào hoàn cảnh đó, đa số phải buông tay chấp nhận số phận.

Thế nhưng, theo Tạp chí chuyên về kinh doanh Forbes của Mỹ, vẫn có thể thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tài chính hay phá sản để có một khởi đầu mới tốt đẹp nếu biết xoay xở theo những hướng đi mà họ đề nghị sau đây.

1. Lập kế hoạch thoát hiểm

Đầu tiên cần gom lại toàn bộ chứng từ hoá đơn và xem mình đã chi những khoản gì không đáng có để tháng sau cắt giảm hẳn. Bạn cũng có thể phát hiện ra một trong số những nguyên nhân đẩy mình tới tình trạng bi đát nhờ vào động tác này.

Tiếp đến, hãy điểm lại xem những "thiết bị đốt bạc" nào đang tồn tại mà bạn có thể xếp xó: giảm đi  xe hơi riêng, tiết kiệm điện nước và thực phẩm xa xỉ, giảm gọi điện thoại vô bổ, hoãn đóng bảo hiểm...

Đặc biệt, phải bỏ ngay những thói quen xa xỉ như xem truyền hình cable, đến phòng tập thể hình, bán lại thẻ chơi golf, tự nấu ăn thay vì ăn tiệm, giặt là lại quần áo cũ...

2. Áp dụng "liệu pháp shock" về tiền mặt

Phải tính tới việc trả lương hưu cho mình ngay từ bây giờ. Tức là hãy nghĩ đến điều xấu nhất phía trước, rằng cả thế giới sẽ bỏ quên bạn khi bạn chẳng còn gì. Và những ngày còn có được chút tiền hôm nay chính là cơ hội tích trữ chút ít cho tương lai để không phải lâm vào cảnh cùng cực.

"Nếu bạn chỉ còn kiếm được 3 USD mỗi ngày thì đừng dùng nó để chi tiêu. Thay vào đó, hãy bán chiếc quần dài đang mặc mà mua đồ ăn", Clark Howard, đồng tác giả của cuốn "Cẩm nang làm giàu từ chính sách tiết kiệm" nổi tiếng ở Mỹ, nói một cách đầy hình ảnh.

Howard cũng lấy ví dụ rằng một cặp vợ chồng doanh nhân Mỹ với thu nhập 90.000 USD/năm kể từ khi lâm vào khốn khó đã tạo được khởi đầu mới với khoản tiền tiết kiệm đáng kể sau 18 tháng theo cách như vậy.

3. Làm việc theo nhóm vùng các thành viên trong gia đình

Khi ai cũng quay lưng với bạn vì không muốn bị cuốn theo cuộc phiêu lưu nguy hiểm, bạn hãy kêu gọi những  thành viên trong gia đình. Đây là điều thông thường, song vấn đề là tất cả những thành viên đó phải cùng bạn làm việc theo nhóm như một công ty thực sự thay vì chỉ an ủi động viên hay giúp đỡ những thứ không căn bản.

Những đứa trẻ có nhiều sáng kiến và cũng là người tiêu dùng chân thật nhất đối với các sản phẩm công ty bạn đang chế tạo; ông bà cha mẹ có thể là những người đảm nhận giúp bạn những công việc mà bình thường bạn vẫn phải ôm; hai vợ chồng chính là Ban lãnh đạo mới hiệu quả nhất trong tình cảnh khủng hoảng.

4. Tới văn phòng tư vấn

Có người đã ví von doanh nhân khi đến thời kỳ phá sản không khác gì một người giàu bị bệnh, bệnh hiểm nghèo. Ðể chữa bệnh hiểm nghèo không còn cách nào khác là phải tìm cho được một thầy thuốc giỏi.

Họ sẽ nghiên cứu một cách tỉnh táo nhất tình trạng của công ty và bản thân bạn để tìm ra những lối thoát có thể, hoặc những hướng đi ít tồi tệ nhất. Họ cũng sẽ giúp bạn phác thảo một kế hoạch mới với những gì còn lại.

Bạn cũng có thể yêu cầu họ lập kế hoạch thanh toán và thương thảo với các chủ nợ cũ và mới. Nhiều khi, các "bác sỹ kinh tế" này đã có kinh nghiệm chữa chạy cho nhiều doanh nhân bên bờ phá sản trước đó. Cũng đừng quên họ có quan hệ rất rộng với nhiều giới chủ và có kỹ năng đàm phán bậc thầy.

5. Đàm phán với các chủ nợ

Hãy thể hiện với họ các kỹ năng tài chính của bạn, các thành tích tài chính mà bạn đạt được trước đây... Phải làm sao để họ tin rằng tình trạng khủng hoảng hiện tại chỉ là một tai nạn không thể tránh khỏi và hoàn toàn không phải do hạn chế về năng lực.

"Tất nhiên, bạn phải trưng ra được những con số kế toán cụ thể và những đối tác đã từng làm ăn thành công với bạn, cũng như mô tả về cách mà bạn đã làm và phương pháp xử lý một số vấn đề mà bạn thường dùng", Howard nói thêm.

"Đừng khăng khăng là bạn sẽ trả được nợ trong thời gian sớm nhất mà hãy cho họ biết một thời hạn và lộ trình trả nợ cụ thể. Người ta có thể về nhà và yên tâm đợi 3 năm quay lại lấy tiền chứ không bao giờ quay về với lời hứa kiểu 'sẽ cố trong thời gian sớm nhất' như nhiều người vẫn nói", Howard nhấn mạnh.

6. Kiếm công việc làm thuê ngoài giờ

"Điều này không có gì sai trái cả. Khi bạn đang gặp bế tắc trong việc làm chủ doanh nghiệp thì làm thuê đâu đó với mức lương thích hợp vẫn tốt hơn là ngồi ôm đầu than vãn", Howard nói.

Thật vậy, không ít trường hợp đã kiếm được khá tiền và vượt qua giai đoạn khó khăn khi biết nhún mình quay lại vị trí làm thuê trước kia. Thực tế, nhiều khi mức lương được hưởng cao hơn mức lợi nhuận mà doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, do bạn điều hành kiếm được trước đây.

 
Theo VNN

Các tin khác

Xem tiếp
nothing