Đánh giá

Trần Mạnh Xuyền

Giám Đốc
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Đánh giá

Phùng Thị Lan Phương

Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Video clips
Liên kết website
Dự báo thời tiết
Thống kê
 
Tin tức

ĐẦU TƯ CỔ PHẦN DOANH NGHIỆP SẮP PHÁ SẢN: CẢNH GIÁC NHỮNG MẺ ĐÁNH ÚP CUỐI CÙNG

Trên thực tế, việc NĐT “săn” CP của DN sắp phá sản hoàn toàn có thật. Với trên 30 DN xin hủy niêm yết, làm thủ tục phá sản và giải thể công ty thời gian qua, trên sàn chứng khoán đã có một làn sóng săn “phần thưởng” từ động thái này.
ĐẦU TƯ CỔ PHẦN DOANH NGHIỆP SẮP PHÁ SẢN: CẢNH GIÁC NHỮNG MẺ ĐÁNH ÚP CUỐI CÙNG

Trên thực tế, việc NĐT “săn” CP của DN sắp phá sản hoàn toàn có thật.

Với trên 30 DN xin hủy niêm yết, làm thủ tục phá sản và giải thể công ty thời gian qua, trên sàn chứng khoán đã có một làn sóng săn “phần thưởng” từ động thái này.

Vớ bẫm với “đồ bỏ đi”

Tuyên bố phá sản, giải thể CTCP Chứng khoán Sao Việt (SVS) mới đây không khiến những cổ đông hiện hữu lấy làm buồn. Đến dự đại hội cổ đông, những chủ sở hữu CP SVS thậm chí còn rất hồ hởi và phấn khởi. Cũng bởi so với giá thị trường thời điểm công bố quyết định phá sản khoảng 4.500 đồng/CP, nhiều cổ đông vớ bẫm khi phần tiền mà họ được chia lại sau khi giải thể là gần 6.900 đồng/CP.

Trên thực tế, việc NĐT “săn” CP của DN sắp phá sản hoàn toàn có thật. Với trên 30 DN xin hủy niêm yết, làm thủ tục phá sản và giải thể công ty thời gian qua, trên sàn chứng khoán đã có một làn sóng săn “phần thưởng” từ động thái này.

Mới đây nhất, CTCP Cáp Sài Gòn (CSG) đã có thông báo về việc thanh toán tiền đợt cuối cho cổ đông khi giải thể công ty vào ngày 20/9/2013. Khoản tiền thanh toán đợt này là 755 đồng/CP, chốt lại mức trả 13.000 đồng/CP như những gì DN này cam kết khi thực hiện phá sản DN. Với những nhà đầu tư thời cao điểm giữa tháng 6/2009 hốt giá khoảng 18.000 đồng/CP, sự tan rã của CSG khơi lại nỗi đau dai dẳng. Nhưng với những nhà đầu cơ CP CSG khi DN này ra quyết định giải thể và mua lại với giá dao động khoảng 8.200 đồng/CP, thì khoản lợi nhuận khá béo bở.

Theo dõi diễn biến của những công ty giải thể trong thời gian qua, ông Hoàng Đình Kế, Phó tổng giám đốc VSM cho rằng, SVS là CTCK có ngành nghề duy nhất liên quan đến hoạt động chứng khoán. Hơn nữa, trách nhiệm tài chính của họ với NĐT và TCTD hầu như không có và bản thân họ khi thành lập DN phải có vốn xác định nên tiền vào là tiền thật. Khi có lượng tiền thật, trong quá trình kinh doanh lại không được phép kinh doanh lĩnh vực nào khác ngoài chứng khoán. Khi không bán được 7 loại CP OTC trên thị trường, đại hội cổ đông đã nhất trí bán cho cổ đông công ty. Giá bán này đã làm hài lòng cả 2 bên là DN và cổ đông mua được giá tốt.

Như vậy, công ty thanh lý tài sản rất nhanh và được cổ đông đồng thuận. Lượng tiền mặt có sẵn cùng tiền thu về từ tài sản bán được dẫn đến việc chia tiền cho cổ đông cũng rất nhanh gọn.

Được ăn cả, ngã về không

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, những khoản lợi đó cũng chỉ là ăn may. Nhiều CTCK khác quy trình về giải thể cũng giống Sao Việt, tuy nhiên có thể khó khăn hơn vì tài sản thanh lý không được nhanh. Rất nhiều CTCK có danh mục CP nhiều nhưng lượng tiền mặt rất ít. Để thu tiền mặt về thì phải bán trên TTCK. Trong khi, việc có bán được hay không lại phụ thuộc vào mã chứng khoán nắm giữ. Có mã cổ đông có thể chấp nhận mua, nhưng có mã phải bán trên TTCK nên quá trình thu hồi tiền mặt sẽ bị kéo dài.

Đối với những nhóm ngành sản xuất kinh doanh, việc thanh lý nhà xưởng, xe cộ, vật tư, chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đơn giản bởi tính thanh khoản, bảo đảm pháp lý không giống CP. Khách hàng đối tác có khi trải dài và ngành nghề đa dạng. Do vậy, khi tiến hành phá sản, cơ quan thụ lý hồ sơ sẽ rất cẩn trọng và cần có thời gian thẩm định lại. Bởi không chắc DN đã kê khai đầy đủ những trách nhiệm pháp lý của các hợp đồng đã ký trước đó còn hiệu lực hay không.

Điều này có thể nhìn qua trường hợp của CTCP Khoáng sản Bắc Cạn (BKC). Trong giai đoạn ngừng hoạt động vì thua lỗ và chuẩn bị phá sản. CP BKC đã tăng giá bất thường từ 6.000 đồng/CP lên đến 15.000 đồng/CP chỉ trong có hai tháng đầu năm 2013. Đến ông Mai Văn Bản, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty “cũng choáng”.

Vì DN đã lâu không có mỏ khai thác quặng suốt nhiều năm, hàng trăm công nhân phải nghỉ việc kéo dài, Nhà máy luyện chì và Xí nghiệp tuyển quặng Bằng Lũng luôn trong tình trạng nghỉ chờ nguyên liệu. Nguyên nhân là do một số thành viên HĐQT không công khai lợi ích dẫn đến xung đột với công ty, không thể giải trình được các khoản thanh quyết toán, chuyển "chiến lược" sang mua nhiều CP để nắm giữ CP chi phối, từ đó chiếm quyền biểu quyết nhằm che dấu sai phạm.

Và khi mọi chuyện được lật tẩy, các cổ đông ăn theo chuyện phá sản của CTCP Khoáng sản Bắc Cạn chẳng thể nói cười, khi công ty còn nợ đến hạn theo sổ sách khoảng 51 tỷ đồng. Đại hội cổ đông năm 2013 đề ra mục tiêu phục hồi DN bằng việc chuyển nhượng tài sản và hoạt động kinh doanh không lỗ, song báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ đã ghi số khoản lỗ 6 tháng đầu năm 2013 là 11,2 tỷ đồng, lãi trên CP âm 2.027 đồng/CP.

Ông Kế bình luận, không biết nội tình thế nào mà lao theo như BKC là rủi ro rất lớn. Đây cũng là một rủi ro điển hình trong việc đầu tư CP giai đoạn có thông tin chuẩn bị hủy niêm yết cho phá sản. Vì vậy, NĐT nhỏ lẻ cần cẩn trọng khi mua CP có quyết định hủy niêm yết hoặc phá sản DN. Bởi vì, khi chưa biết tình hình DN thế nào thì tốt nhất cứ đứng ngoài. Khi có chấp thuận hủy niêm yết đến phá sản thì phải căn cứ vào thông tin như lượng tiền mặt, công nợ, việc giải thể bán tài sản cụ thể thế nào và tính toán lượng tiền nhận lại… “Được như Sao Việt hãy nên mua. Còn cứ mua để kỳ vọng thì lúc này không phải 5 ăn, 5 thua mà 1 ăn, 9 thua”, ông Kế cảnh báo.

Nếu ăn được, NĐT nhỏ khó đến lượt

Ông Hoàng Đình Kế: Làn sóng vào nhiều CP chuẩn bị hủy niêm yết nếu có xảy ra thì trong 2 trường hợp. Một là cán bộ nhân viên quản lý của DN đó chắc chắn xác định gắn bó lâu dài với DN. Kế hoạch hủy niêm yết là cơ hội mua CP giá rẻ để tăng tỷ lệ sở hữu. Vì họ biết chắc những khó khăn sản xuất kinh doanh chỉ là tạm thời và sẽ hồi phục.

Trường hợp khác mang tính thôn tính, không dành cho các NĐT nhỏ lẻ. Những người muốn thôn tính thường có DN cùng ngành nghề, hoặc khác ngành nghề, mua CP thôn tính rồi sáp nhập với DN sẵn có để thành lập DN lớn, tận dụng thương hiệu, hệ thống phân phối… Họ sẵn sàng mua mà không cần thiết phải bán CP trong thời gian ngắn, họ giữ CP lâu dài cho mục đích của họ.

Thời báo Ngân hàng

Các tin khác

Xem tiếp
nothing