Giám Đốc
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ
Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý.
Doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.
Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp Nhà nước nào thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp Nhà nước nào được giao thực hiện hoạt động công tích thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải thực hiện hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội.
Doanh nghiệp Nhà nước được phân loại theo nhiều phương diện, góc độ khác nhau.
* Việc phân loại theo tiêu thức này giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu hoạt động chính của mình. Nhà nước có cơ chế quản lý và có chính sách phù hợp với từng loại doanh nghiệp.
Đồng thời thực hiện việc mở rộng quyền và trách nhiệm của loại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện 1 bước việc đưa loại doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh hoạt động trên cùng mặt bằng plý và bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đảm bảo khả năng cạnh tranh của loại doanh nghiệp này.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Đề nghị thành lập doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp Nhà nước điều 14 khoản 1 quy định: Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước là "thủ trưởng cơ quan sáng lập".
Nghị định 50/CP quy định cụ thể là:
Hồ sơ đề nghị gồm:
Ngoài ra trong hồ sơ phải có:
Bước 2: Thẩm định hồ sơ:
Sau khi có đủ hồ sơ tuỳ theo tính chất, quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, người có thẩm quyền ký quyết định thành lập doanh nghiệp phải lập hội đồng thẩm định trên cơ sở sử dụng bộ máy giúp việc của mình và mời các chuyên viên am hiểu về nội dung cần thẩm định tham gia để xem xét kỹ các điều kiện cần thiết đối với việc thành lập doanh nghiệp nhà nước mà người đề nghị đã nêu trong hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.
Cụ thể là phải xem xét:
Hội đồng thẩm định sau khi xem xét các nội dung của hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp mỗi người phát biểu bằng văn bản ý kiến độc lập của mình và chịu trách nhiệm về ý kiến đó.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến, trình người có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp.
Bước 3: Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có văn bản của chủ tịch hội đồng thẩm định, người có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước ký quyết định thành lập và phê chuẩn điều lệ. Trường hợp không chấp nhận thành lập thì trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Luật doanh nghiệp Nhà nước quy định có 3 cấp có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước là: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ quản lý ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Trong đó:
Sau khi có quyết định thành lập trong thời hạn không quá 30 ngày các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp
Bước 4: Đăng ký kinh doanh.
Sau khi có quyết định thành lập, DNNN còn phải có một thủ tục bắt buộc để có thể bắt đầu hoạt động, đó là thủ tục đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh là hành vi tư pháp , nó khẳng định tư cách pháp lý độc lập của doanh nghiệp và khả năng được pháp luật bảo vệ trên thương trường.
* Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh và bắt đầu được tiến hành hoạt động (về nguyên tắc chỉ có những hành vi của doanh nghiệp xảy ra sau khi có đăng ký kinh doanh mới được coi là hành vi của bản thân doanh nghiệp).
Bước 5: Đăng báo công khai về việc thành lập doanh nghiệp.
Luật quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký báo hàng ngày của TW hoặc địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong 5 số liên tiếp. Doanh nghiệp không phải đăng báo trong trường hợp người ký quyết định thành lập doanh nghiệp đó đồng ý và ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp.
Nội dung đăng báo.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp Nhà nước là một thủ tục mang tính chất hành chính nhằm chấm dứt sự hoạt động (tư cách pháp nhân) của doanh nghiệp.
Người quyết định giải thể doanh nghiệp Nhà nước phải lập hội đồng giải thể, hội đồng giải thể làm chức năng tham mưu cho người quyết định và tổ chức thực hiện quyết định giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Thành phần và quy chế làm việc của hội đồng giải thể, trình tự và thủ tục thực hiện quyết định giải thể doanh nghiệp do chính phủ quy định.
Theo luật doanh nghiệp Nhà nước có 2 mô hình quản lý doanh nghiệp.
doanh nghiệp Nhà nước có HĐQT thường là những doanh nghiệp lớn, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân gồm các doanh nghiệp sau:
* Tổng công ty Nhà nước gồm:
* Doanh nghiệp Nhà nước độc lập có quy mô lớn: Là doanh nghiệp mà có tổng số điểm chấm theo mỗi tiêu thức sau đạt 100 điểm.
Mỗi tiêu thức trên phân theo mức khác nhau và tính điểm tương ứng với các mức đó. Tổng số điểm của doanh nghiệp sẽ bằng số điểm của tất cả các tiêu chí cộng lại.
Chức năng thành phần và chế độ làm việc của HĐQT.
Là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước HĐQT, người ra quyết định bổ nhiệm và pháp luật về điều hành họat động của doanh nghiệp.
Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất của doanh nghiệp. Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của HĐQT.
Bộ máy giúp việc trong doanh nghiệp nhà nước gồm: Phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban chuyên môn.
Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc (giám đốc), chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc (giám đốc) về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.
Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc (giám đốc) chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp.
Văn phòng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc) trong quản lý điều hành công việc.
Bộ máy giúp việc trong doanh nghiệp nhà nước không có HĐQT cũng giống như bộ máy giúp việc trong doanh nghiệp có HĐQT.
KL: Như vậy cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước phụ thuộc vào hình thức và quy mô của doanh nghiệp nhà nước.
Nhà nước giao vốn và tài sản của Nhà nước cho doanh nghiệp Nhà nước để doanh nghiệp Nhà nước tiến hành hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, nhưng Nhà nước không giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp mà chỉ giao quyền quản lý tài sản cho doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp Nhà nước chỉ có quyền quản lý tài sản mà không có quyền sở hữu đối với tài sản. Quyền quản lý tài sản của doanh nghiệp Nhà nước là quyền của doanh nghiệp Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Nhà nước giao cho trong phạm vi luật định phù hợp với mục đích hoạt động và nhiệm vụ thiết kế của doanh nghiệp.
Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có những quyền nhất định đối với tài sản của Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh có quyền chuyển nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, trừ những thiết bị nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh có quyền rộng rãi trong việc định đoạt tài sản của Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích thì chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Như vậy, quyền định đoạt tài sản của doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích bị hạn chế hơn so với quyền định đoạt tài sản của doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh bởi vì hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải năng động nhanh chóng nếu không sẽ mất cơ hội kinh doanh do đó mà doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh được Nhà nước giao cho quyền định đoạt tài sản rộng rãi hơn để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
Cùng với quyền được giao tài sản và quyền quản lý tài sản, doanh nghiệp nhà nước cũng phải có nghĩa vụ nhất định đối với tài sản và vốn nhà nước giao cho.
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có các quyền sau đây:
Trong việc tổ chức quản lý, tổ chức hoạt động doanh nghiệp nhà nước hoạt động công tích cũng có một số quyền giống như doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh như tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ Nhà nước giao: Đổi mới công nghệ trang thiết bị; đặt chi nhánh, văn phòng đại diện; tự nguyện tham gia Tổng công ty Nhà nước, tuỳ từng công ty Nhà nước đặc biệt quan trọng do Chính phủ chỉ định các đơn vị thành viên; tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm dịch vụ (trừ sản phẩm dịch vụ do Nhà nước định giá); xây dựng áp dụng các định mức lao động, vật tư đơn giá tiền lương; tuyển chọn, thuê mượn, bố trí, sử dụng lao động, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng. Ngoài các quyền trên doanh nghiệp hoạt động công ích còn có các quyền sau:
Như vậy, quyền kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích rất hạn chế. Vì chức năng chủ yếu của chúng không phải là kinh doanh.
Về nghĩa vụ quản lý hoạt động công ích, thì doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích cũng có những nghĩa vụ như doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh (được quy định tại Điều 11 Luật doanh nghiệp nhà nước).
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có quyền tự chủ về vốn cụ thể là:
Tóm lại: Doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ về vốn, có trách nhiệm sử dụng vốn một cách có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích có một số quyền về quản lý tài chính giống doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, như được sử dụng quỹ khấu hao, được chia lợi nhuận, được hưởng chế độ trợ cấp, trợ giá, được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư, nhưng không có quyền tự huy động vốn, doanh nghiệp chỉ được huy động vốn, gọi vốn liên doanh khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Doanh nghiệp được cấp kinh phí theo dự toán, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ có thu phí được sử dụng phí theo quy định của Chính phủ.
Về nghĩa vụ, doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích cũng có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp ngân sách các khoản thu và phí, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh (nếu có).
Tác giả: Lê Thị Bích Ngọc