Đánh giá

Trần Mạnh Xuyền

Giám Đốc
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Đánh giá

Phùng Thị Lan Phương

Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Video clips
Liên kết website
Dự báo thời tiết
Thống kê
 
Bài viết

Khái niệm Phá sản Doanh nghiệp

Theo điều 2 luật phá sản quy định: " Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn".
Khái niệm Phá sản Doanh nghiệp

Định nghĩa phá sản doanh nghiệp

 

Theo điều 2 luật phá sản quy định: " Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn".

Để xem xét một doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không phải căn cứ vào 2 điều kiện:

  • Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
  • Hiện tượng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không còn là hiện tượng nhất thời mà rất trầm trọng thuộc về bản chất và vô phương cứu chữa.


Dấu hiệu

 

Điều 3 nghị định số 189-CP ngày 23/12/1994 cụ thể hoá khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như sau: Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nói tại điều 2 luật phá sản doanh nghiệp, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không đủ trả lương cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp động lao động trong 3 tháng liên tiếp.

Khi xuất hiện dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nêu trên, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết như sau đrr khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn như :

  • Các phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  • Có biện pháp xử lý hàng hoá tồn kho, vật tư tồn đọng.
  • Thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng.
  • Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ, giảm nợ, xoá nợ.
  • Tìm kiếm các khoản tài trợ và các khoản vay mới để trang trải nợ cũ và đầu tư đổi mới công nghệ.

Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết nêu trên mà vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và phải được xử lý phá sản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, dấu hiệu pháp lý căn bản của tình trạng phá sản là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, phá sản là bước cuối cùng sau khi doanh nghiệp đã tìm các biện pháp để cứu vãn tình hình nhưng không thành công.


Phân loại phá sản

 
  • Căn cứ vào tính chất của sự phá sản
    • Phá sản trung thực: Là sự phá sản do nhựng nguyên nhân có thực gây ra
    • Phá sản gian trá : Là sự phá sản do người kinh doanh sắp đặt trước bằng những thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ nợ
  • Căn cứ vào đối tượng đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản
    • Phá sản tự nguyện: Là do phía doanh nghiệp tự đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản khi thấy mình mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và không còn cách nào để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn đó.
    • Phá sản bắt buộc : Là do chủ nợ đệ đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ, bản thân doanh nghiệp không muốn bị tuyên bố phá sản.


So sánh giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp

 
Giải thể Phá sản
Lý do
Rộng hơn như + Giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã được ghi trong điều lệ + Giải thể khi đã hoàn thành mục tiêu hoặc xét thấy mục tiêu đề ra không thể đạt được+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hẹp hơn: Quá trình phá sản bao giờ cũng bắt nguồn từ việc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
Thẩm quyền
Doanh nghiệp tự quyết định; Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định; Người quyết định cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước quyết định Toà kinh tế - Toà án nhân dân Tỉnh, Toà án nhân dân tối cao.
Thủ tục
Là thủ tục hành chính Là thủ tục tư pháp do toà án tiến hành theo quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản doanh nghiệp.
Việc xử lý các quan hệ tài sản
Việc phân chia tài sản phải tiến hành trước khi giải thể doanh nghiệp Việc phân chia giá trị tài sản lại là khâu cuối của quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản của toà án
Hậu quả pháp lý
Bao giờ cũng dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp và xoá tên đăng ký kinh doanh. Không phải lúc nào cũng dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể thay đổi chủ sở hữu, vẫn tiếp tục hoạt động
Thái độ của nhà nước đối với chủ sở hữu, người quản lý
Không đặt ra Cấm đảm nhiệm chức vụ đó tại bất kỳ doanh nghiệp nào từ 1 đến 3 năm trừ trường hợp bất khả kháng đối với (Giám đốc, chủ tịch và thành viên của HĐQT)


Luật phá sản doanh nghiệp

 

Phạm vi áp dụng

 

Điều 1- Luật phá sản doanh nghiệp quy định : " Luật này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi lâm vào tình trạng phá sản".

Doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu trong nền kinh tế nước ta gồm:

  • Doanh nghiệp nhà nước
  • Doanh nghiệp của tổ chức chính trị xã hội
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty TNHH
  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Hợp tác xã


Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản

 

Chủ nợ: Chủ nợ có 3 loại

  • Chủ nợ có bảo đảm: Là chủ nợ mà quyền đòi nợ của họ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ
  • Chủ nợ có bảo đảm một phần : Là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ mà giá trị tài sản bảo đảm đó ít hơn khoản nợ
  • Chủ nợ không có bảo đảm: Là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ

Theo Luật phá sản doanh nghiệp thì chỉ có chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm 1 phần mới có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Điều kiện để các chủ nợ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là sau thời gian 30 ngày kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được thanh toán

Các chủ nợ khi làm đơn phải nộp lệ phí


Đại diện công đoàn (hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn)

 

Điều kiện để công đoàn nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là:

  • Khi doanh nghiệp không trả đủ lương cho người lao động trong 3 tháng liên tiếp
  • Khi có nghị quyết của công đoàn về việc tuyên bố phá sản

Khác vơí các chủ nợ đại diện công đoàn (hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn) khi nộp đơn không phải tạm ứng phí.


Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

 

Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp mắc nợ vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tự nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.


Toà án :

 

Trong khi giải quyết các vụ án có liên quan đến doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì Toà án thông báo cho các chủ nợ, doanh nghiệp đó biết để nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.


Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản

 
  • Toà kinh tế TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ có thẩm quyền giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp có trụ sở chính đặt trên địa phương mình.
  • TAND tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Toà án cấp tỉnh về tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
  • Phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp, Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp là cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định phá sản doanh nghiệp.


Trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

 

Thụ lý đơn và điều tra về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp

 
  • Các đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp gửi đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
    • Nếu là chủ nợ : kèm theo đơn phải có bản sao giấy đòi nợ, các tài liệu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp các khoản nợ, các tài liệu chứng minh tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn ...
    • Nếu là doanh nghiệp mắc nợ : kèm theo đơn là các tài liệu như danh sách chủ nợ, báo cáo tình hình kinh doanh 06 tháng trước khi mất khả năng thanh toán nợ đến hạn ; báo cáo quyết toán và thuyết trình chi tiết tình hình tài chính 02 năm cuối; báo cáo về các biện pháp tài chính cần thiết đã áp dụng để khắc phục ...
  • Toà án thụ lý đơn phải vào sổ và cấp cho người nộp đơn giấy báo đã nhận được đơn . Trong 7 ngày kể từ ngày thụ lý, toà án phải thông báo cho doanh nghiệp mắc nợ biết kèm theo bản sao đơn và các tài liệu khác có liên quan.


Mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

 
  • Điều kiện mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp :
    • Doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn do hai lý do là gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp phải chứng minh được các khoản thua lỗ là đúng, là hợp pháp, không có dấu hiệu của phá sản gian trá.
    • Doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
    • Nếu là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng phải có ý kiến bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc của thủ trưởng cơ quan nhà nước đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp về việc không áp dụng các biện pháp cần thiết phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp.
    • Có hồ sơ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hợp lệ, bao gồm đơn, bản sao giấy đòi nợ, các giấy tờ tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
    • Có chứng từ chứng minh người nộp đơn đã nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật.
  • Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp :

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn , chánh toà kinh tế toà án nhân dân cấp tỉnh phải xem xét và ra một trong 2 quyết định:

    • Quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, nếu xét thấy không đủ căn cứ.
    • Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong đó ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp, chỉ định thẩm phán và tổ chức quản lý tài sản để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong quyết định này phải nêu rõ lý do mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp ; họ tên của Thẩm phán phụ trách và các nhân viên Tổ quản lý tài sản được chỉ định. Quyết định này được đăng báo địa phương và báo TƯ trong 3 số liên tiếp.
  • Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được tiến hành thông qua hoạt động của toà kinh tế mà trực tiếp là thẩm phán và tổ quản lý tài sản. Tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô của vụ kiện , chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh chỉ định 1 thẩm phán hoặc một tập thể gồm 3 thẩm phán để giải quyết.
  • Toà án sẽ ấn định thởi điểm ngừng thanh toán nợ : (để bảo vệ con nợ không phải trả lãi những khoản nợ chưa đến hạn và để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ cấm con nợ thực hiện 1 số hành vi thanh toán cho bất kỳ chủ nợ nào.
  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng báo quyết định của toà án về mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ doanh nghiệp và phải cung cấp những tài liệu , chứng cứ chứng minh về số nợ đó để hình thành danh sách chủ nợ .


Hội nghị chủ nợ , hoà giải và tổ chức lại doanh nghiệp

 

Hội nghị chủ nợ

Việc tổ chức hội nghị chủ nợ trước hết là nhằm bảo đảm cho việc giải quyết 1 cách bình đẳng lợi ích kinh tế của các chủ nợ trong quan hệ với doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản và giữa họ với nhau.

Hội nghị chủ nợ chỉ được triệu tập trong giai đoạn xem xét giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, do thẩm phán triệu tập và chủ trì.

Thời gian họp hội nghị lần đầu là 30 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách đòi nợ.

Thành phần gồm:

  • Những đối tượng có tên trong danh sách chủ nợ
  • Đại diện công đoàn hay đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn (Chỉ có quyền biểu quyết khi tham gia hội nghị chủ nợ với tư cách là chủ nợ lương).
  • Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp mắc nợ.
  • Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp mắc nợ (Tham gia để trình bày phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại doanh nghiệp.

Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm tham gia

Hội nghị chủ nợ có thể được hoãn 1 lần nếu rơi vào 1 trong 2 điều kiện

  • Không đủ quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm tham gia
  • Đa số chủ nợ có mặt biểu quyết hoãn họp

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần 1 bị hoãn thẩm phán phải triệu tập lại hội nghị chủ nợ lần 2 . Nếu triệu tập lại mà hội nghị chủ nợ vẫn không thành do không đủ số lương tham gia như quy định thì toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Nội dung của hội nghị chủ nợ : Chủ yếu bàn và giải quyết về 2 vấn đề chính

  • Xem xét thông qua phương án hoà giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Thảo luận và kiến nghị với thẩm phán về phân chia tài sản của doanh nghiệp nếu không có phương án hoà giải hoặc phương án hoà giải không được thông qua.


Hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 

Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng kết thúc bằng việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đó mà còn có phương thức khác đó là hoà giải và tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục đích của phương thức này là tìm giải pháp duy trì doanh nghiệp tạo cơ hội để doanh nghiệp mắc nợ vượt qua tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thay vì bị tuyên bố phá sản.

Ngay sau khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, thẩm phán phải yêu cầu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp xây dựng phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh.

Nội dung của phương án gồm:

  • Các kiến nghị về hoãn nợ, giảm nợ, xoá nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ và các biện pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, cũng như những cam kết về thời hạn, mức và phương thức thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp.
  • Các biện pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được yêu cầu phương án phải được gửi cho toà án

Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải trình bày phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh tại hội nghị chủ nợ và trả lời chất vấn của các chủ nợ.

Nếu phương án hoà giải và giải pháp tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hội nghị chủ nợ thông qua thì thẩm phán ra quyết định công nhận biên bản hoà giải thành và tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.


Tuyên bố phá sản và phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp

 

Quyết định tuyên bố phá sản

Thẩm phán Toà kinh tế cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong các trường hợp:

  • Doanh nghiệp mắc nợ không có phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh khi có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp của chủ nợ và toà án đã có quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có mặt ở hội nghị chủ nợ để trình bày phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh.
  • Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Hết thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
  • Trong thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng những thoả thuận tại hội nghị chủ nợ và chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản.
  • Trong quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ trốn hoặc bị chết và người thừa kế từ chối thừa kế hoặc không có người thừa kế.

Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp được gửi đến chủ nợ, doanh nghiệp bị phá sản và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Quyết định tuyên bố phá sản có thể bị khiếu nại ( đối với các chủ nợ và doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản) và kháng nghị (đối với Viện kiểm sát). Thời hạn khiếu nại và kháng nghị là 30 ngày kể từ ngày có quyết định.

Quyết định này phải được đăng báo địa phương và báo hàng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp. Thời hạn đăng báo chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực.


Phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

 

Việc phân chia tài sản của doanh nghiệp được tiến hành sau khi đã xác định rõ tài sản của doanh nghiệp.

Tài sản của doanh nghiệp gồm:

Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang có trong doanh nghiệp

Tiền hoặc tài sản góp vốn liên doanh, liên kết với cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức khác.

Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác đang nợ hoặc chiếm đoạt.

Tài sản đang cho thuê hoặc cho mượn.

Các quyền về tài sản.

Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân thì tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm cả tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh.

Tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản gọi là tài sản phá sản.

Thứ tự ưu tiên phân chia tài sản

Các khoản lệ phí, các chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết phá sản doanh nghiệp.

Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký.

Các khoản nợ nộp thuế

Các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ.

Khi phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, có thể có 3 tình huống xảy ra :

Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản còn đủ để thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình

Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản không đủ để thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ thì mỗi chủ nợ được thanh toán một phần các khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng. Nếu vẫn còn thừa thì phần còn lại thuộc

  • Chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân
  • Các thành viên công ty nếu là công ty
  • Ngân sách nhà nước nếu là doanh nghiệp nhà nước


Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp

 

Theo Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản là phòng thi hành án thuộc sở tư pháp nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Để tổ chức việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản của doanh nghiệp, trưởng phòng thi hành án phải ra quyết định thành lập tổ thanh toán tài sản và chỉ định một chấp hành viên phụ trách tổ này.

Sau khi thanh toán hết tài sản phá sản thì tổ trưởng tổ thanh toán tài sản phải làm báo cáo về việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản gửi cho trưởng phòng thi hành án đồng thời niêm yết tại trụ sở phòng thi hành án.

Sau 15 ngày kể từ ngày niêm yết nếu không có chủ nợ nào khiếu nại thì trưởng phòng thi hành án ra quyết định kết thúc việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Báo cáo thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải được gửi cho

Toà án đã quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Cục quản lý thi hành án

Cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh


Hậu quả của việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp

 

Quyết định tuyên bố phá sản dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp

Giám đốc, chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được đảm đương giữ chức vụ này ở bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời hạn từ 1 đến 3 năm.

 

Quy trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
 
nothing