Đánh giá

Trần Mạnh Xuyền

Giám Đốc
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Đánh giá

Phùng Thị Lan Phương

Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Quản tài viên
Luật sư - Thạc sĩ

Video clips
Liên kết website
Dự báo thời tiết
Thống kê
 
Chính sách mới

Hướng dẫn giải quyết các vụ việc phá sản

(Chinhphu.vn) - Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản.
Hướng dẫn giải quyết các vụ việc phá sản

Theo đó, vụ việc phá sản có tính chất phức tạp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và thẩm quyền giải quyết được hướng dẫn như sau: Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là vụ việc không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp sau:

a- Có từ trên 300 lao động trở lên hoặc có vốn điều lệ từ trên 100 tỷ đồng trở lên;

b- Là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

c- Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

d- Có khoản nợ được Nhà nước bảo đảm hoặc có liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận về đầu tư với cơ quan, tổ chức nước ngoài;

đ- Có giao dịch bị yêu cầu tuyên bố là vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật phá sản.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện lấy lên để giải quyết phá sản đối với vụ việc thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn trên.

Tòa án nhân dân cấp huyện sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn trên thì căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật phá sản làm văn bản đề nghị gửi kèm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tài liệu, chứng cứ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét thụ lý, giải quyết; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình giải quyết phá sản có sự thay đổi nơi cư trú, địa chỉ của người tham gia thủ tục phá sản hoặc xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và hướng dẫn trên thì Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn tiếp tục giải quyết.

Tham khảo quyết định giải quyết trước đó trong vụ việc tương tự

Khi giải quyết vụ việc phá sản, Thẩm phán phải nghiên cứu, áp dụng án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao công nhận theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ đối với vụ việc phá sản tương tự.

Thẩm phán có thể tham khảo quyết định giải quyết vụ việc phá sản của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, có tính chất tương tự với vụ việc phá sản đang giải quyết để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong giải quyết phá sản.

Tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản

Nghị quyết cũng hướng dẫn về quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản quy định tại Điều 104 của Luật phá sản, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng, Thẩm phán (Tổ Thẩm phán) phải tiến hành các hoạt động sau đây trước khi ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản: Kiểm tra lại việc lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng bảo đảm được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 64, Điều 65, Điều 67 và Điều 68 của Luật phá sản; kiểm tra việc hoàn trả khoản vay đặc biệt mà tổ chức tín dụng đã được vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật tổ chức tín dụng.

Quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản phải ghi rõ các nội dung quy định tại Điều 108 của Luật phá sản và quyết định việc hoàn trả khoản vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác (nếu có).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản, quyết định này phải được gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính; đồng thời, việc gửi và thông báo quyết định tuyên bố phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Luật phá sản.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/9/2016.

Lưu Thủy

Các tin khác

Xem tiếp
nothing